Lễ hội Gầu Tào Hà Giang là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mông. Lễ hội được tổ chức từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng Giêng để cầu phúc, cầu mệnh.
Theo tiếng Mông, Gầu Tào có nghĩa là địa điểm chơi. Còn theo tiếng Quan Hỏa, Gầu Tào được gọi là Say Sán, nghĩa là đạp núi. Lễ hội Gầu Tào Hà Giang được tổ chức ở quy mô gia đình khi họ lâm vào một trong 2 trường hợp:
- Gia đình không có con, ít con hoặc sinh con một bề. Họ sẽ lên đồi Gầu Tào quỳ khấn, xin thần linh ban cho con cái. Sau khi đứa trẻ được sinh ra, đặt tên, người ta sẽ làm Lễ Gầu tào để tạ ơn.
- Gia đình có người thường ốm đau, bệnh tật, mùa màng thất bát, kinh tế sa sút… Lúc này, họ sẽ lên đồi Gầu Tào xin thần linh cho gia đình mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi. Khi tai ương qua đi, người ta cũng sẽ làm Lễ Gầu tào để tạ ơn.
Nội dung bài viết
Lễ hội Gầu Tào Hà Giang – lễ tạ ơn của người H’Mong
Dù được diễn ra vào tháng Giêng song việc chuẩn bị phải được tiến hành từ cuối tháng Chạp. Địa điểm tổ chức thường là ở ngọn đồi hoặc mô đất cao, do thầy cúng lựa chọn. Và giống như nhiều lễ hội khác, lễ Gầu Tào cũng gồm phần lễ và phần hội.
Phần lễ diễn ra nhiều nghi thức với đầy đủ lễ vật cúng như thủ lợn, giấy tiền, ngô, thóc… Trong đó, đặc sắc và được chú ý nhất là nghi lễ dựng cây Nêu. Để dựng cây Nêu, người ta phải tìm một cây tre thẳng đứng, gióng đều, vỏ xanh bóng và ngọn hướng về phía mặt trời mọc. Trước khi chôn cây tre tại bãi hội, ông chủ lễ sẽ buộc lên ngọn cây hai dải vải lanh: một dải màu đen, một dải màu đỏ, một bầu rượu, 3 bông lúa nếp và một túm cây trồng sưi. Sau đó mọi người dựng cây nêu sao cho ngọn nêu quay về hướng mặt trời mọc.
Khi lễ cúng bên cây Nêu kết thúc cũng là lúc phần hội bắt đầu. Mọi người múa khèn, múa võ và tham gia các trò chơi như đánh yến, leo cột lấy bầu rượu… Họ đắm mình vào những điệu khèn du dương, say tình với chén rượu ngô thanh mát, ngọt dịu.
Cuộc vui kéo dài trong 3 ngày. Chiều ngày thứ 3, chủ lễ thay mặt gia chủ tạ ơn tổ tiên, trời đất và xin hạ Nêu. Sau đó sẽ là nghi lễ đốt giấy sớ. Bầu rượu buộc trên ngọn Nêu được mang tưới khắp các hướng của đồi núi.
=> Xem thêm: Đúc kết kinh nghiệm du lịch Hà Giang tự túc từ Thổ Địa
Ý nghĩa lễ hội Gầu Tào
Lễ hội Gầu Tào Hà Giang đã đem đến cho bà con người H’Mong nói riêng và đồng bào vùng cao nói chung một cái Tết vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài cảm tạ thần linh, lễ hội Gầu Tào còn là nơi người ta gặp gỡ nhau, vui chơi, ca hát và uống rượu đầu xuân.
Du khách đến với lễ hội Gầu Tào Hà Giang không chỉ thỏa mãn nhu cầu tâm linh mà còn được thỏa nhu cầu tinh thần. Bên cạnh đó, những hoạt động vui chơi giải trí ở đây sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về văn hóa vùng cao.
Nếu bạn chưa tìm được tour du lịch Hà Giang ưng ý thì đừng bỏ lỡ:
- Tour Du Lịch Hà Giang 5 Ngày 4 Đêm Đặc Sắc Từ Thổ Địa
- Tour du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm Đặc Sắc từ Thổ Địa
- Tour du lịch Hà Giang 4 ngày 5 đêm Đặc Sắc Từ Thổ Địa